Dòng kiến trúc tân cổ điển ra đời và phát triển với nhiều thằng trầm. Nhưng với sự sáng tạo, cùng sự không ngừng phát triển của nền kiến trúc, dẫn đến lối kiến trúc này đã và đang nhận được nhiều sự yêu mếm của gia chủ.
Vào cuối thế kỷ 18, các nhà kiến trúc Scotland đã định nghĩa lại kiến trúc cổ điển, tạo ra sự hình thành cho kiến trúc tân cổ điển. Quan điểm của họ về phong cách tân cổ điển là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Với sự kết hợp giữa phong cách La Mã, hy Lạp, Phục Hưng với chủ nghĩa cổ điển của Pháp từ thế kỷ 17 – 18.
Xét về hình thức, phong cách tân cổ điển nhấn mạnh vào vẻ đẹp của các bức tường, và duy trì vẻ đẹp riêng của từng bộ phận chứ không nhấn mạnh vào khoảng sáng tối. Những căn nhà hoặc phòng được thiết kế theo phong cách này luôn gợi lên sự phân khích cho người xem bởi sự di chuyển giữa màu sắc và khối chi tiết.
Qua hàng trăm năm qua, những kiến trúc theo phong cách tân cổ điển vẫn được thế giới ghi nhận và đánh giá cao, như một sự chêm ngưỡng và tôn vinh cho sự sáng tạo của nhân loại thời bấy giờ.
Tại Việt Nam, trường phái kiến trúc này xâm nhập vào thế kỷ 19 với các công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi tiếng như nhà thờ Thánh Genevieve (Pháp), khách sạn Metropole, Nhà hát lớn Hà Nội (Việt Nam)... Phong cách tân cổ điển sử dụng hình khối vòng, đường cong mềm mại và các quy luật chặt chẽ, sử dụng các cửa kính như đón trọn không gian giúp cho tận dụng trọn vẹn ánh sáng thiên nhiên. Chính các chi tiết quan trọng ấy là điểm nhấn, và nhất lại là tình hình bây giờ với sự eo hẹp về không gian sinh sống.
Nếu như nhắc đến dấu ấn của trường phái Tân cổ điển có thể đến khu Đông Sài Gòn với các khu biệt thự đều được thiết kế bằng phong cách này. Với sự xuất hiện của khu biệt thự này, bạn sẽ thấy các dấu ấn của nền kiến trúc tân cổ điển từ thế kỷ 19 mà đáng lẽ ta chỉ có thể thấy được ở những công trình đã hàng trăm năm tuổi, lại thêm một lần nữa xuất hiện ở thế kỷ 21.
Nếu như đáng giá về các công trình này, các nhà kiến trúc có thể nói rằng, nó chứa đựng các yếu tố quan trọng bao gồm nó đạt được sự chuẩn mực của phong cách kiến trúc tân cổ điển, ánh sáng và gió có thể lan toả khắp các không gian công trình, các chất liệu sử dụng trong công trình cũng đảm bảo sự hài hoà về màu sắc cũng như chất lượng.